“Con cháu là lộc trời cho!” là câu nói mà bất cứ người sắp làm cha, làm mẹ nào cũng đều tâm niệm. Tuy nhiên, niềm vui sướng ấy cũng mang lại nhiều nỗi lo, nỗi hoang mang khi lần đầu tiên lên chức “phụ huynh”.
Vậy, các bậc cha mẹ, nhất là người sản phụ sau sinh, cần chuẩn bị những kiến thức gì để chăm sóc tốt cho em bé đầu tiên của mình? Hãy cùng theo dõi những hướng dẫn chi tiết nhất của chúng tôi ở bài viết dưới đây nhé!
Con cái là lộc trời ban, nhưng phải chăm sóc “lộc” ấy như thế nào cho đúng cách?
1. “Mình là một người mẹ tốt!”
Đây là tư duy cơ bản nhất để bạn có thể chăm em bé thật tốt mà không gặp căng thẳng. Hãy suy ngẫm câu thần chú này thật nhiều lần sau khi sinh xong và ở bất cứ thời điểm nào khi bạn gặp rắc rối trong vấn đề chăm sóc con hoặc khi bé bị bệnh.
Đừng đổ lỗi cho bản thân vì tất cả mọi chuyện đã xảy ra, cũng đừng chì chiết người bạn đời của bạn. Em bé mới sinh sức đề kháng còn rất yếu, chuyện bệnh vặt là điều không thể tránh khỏi.
Việc bạn cần làm không phải là đổ lỗi, khóc lóc và kiệt sức vì những lo lắng không đâu. Bạn nên tỉnh táo để có thể chăm sóc con chu đáo và xem những chuyện xảy ra hôm nay là một bài học để rút kinh nghiệm cho lần sau!
Thức hai, hãy chia sẻ và học hỏi nhiều hơn! Những lo lắng mà bạn giữ trong lòng chẳng thể làm gì cho bạn ngoài khiến sức khỏe cạn kiệt dần. Thay vào đó, khi quá bận rộn hoặc uất ức, hãy chia sẻ với người thân mà cụ thể là chồng bạn. Những lời nói và cử chỉ chăm sóc thích đáng sẽ khiến bạn thoải mái hơn nhiều và xây dựng lại sự tự tin trong con người bạn!
Mặt khác, những kiến thức và kinh nghiệm mà bạn chưa có đều có thể tìm được ở những người đi trước giàu kinh nghiệm hơn – ví dụ như mẹ bạn hoặc các bác sĩ chuyên môn.
Hãy tự thôi miên mình bằng niềm tin!
2. Kiểm tra xem con đã tiêm vắc xin đầy đủ hay chưa!
Chúng tôi biết rằng, có không ít những bà mẹ cho rằng vắc xin có thể đưa đến những tác dụng phụ không mong muốn cho con của họ và có cả một “anti vắc xin” tồn tại trên mạng xã hội. Tuy nhiên, vắc xin mới thật sự là liều thuốc hữu hiệu nhất để phòng ngừa các loại vi rút nguy hại cho trẻ em, một tấm lá chắn hoàn hảo cho mọi nguy cơ khiến bé gặp nguy hiểm.
Những tác dụng phụ – có thể có hoặc không đó – chẳng là gì so với những nguy cơ mà con bạn có thể gặp phải nếu như không được tiêm phòng đầy đủ. Vì vậy, hãy nhớ kiểm tra và cho bé tiêm đầy đủ các mũi phòng vệ dưới đây theo lịch tiêm chủng mới nhất 2018!
- Sau khi sinh, trong 24h đầu bé sẽ được tiêm mũi phòng viêm gan siêu vi B.
- Dưới 1 tháng tuổi, các mũi tiêm phòng BCG và bệnh lao phổi là rất cần thiết.
- Trong giai đoạn từ 2 đến 6 tháng tuổi, bạn cần cho bé tiêm các mũi sau:
– Tiêm phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt mũi 1,2,3
– Viêm gan siêu vi B mũi 2,3,4
– Tiêm phòng Hib mũi 1,2,3
– Tiêm vắc xin Rotavirut gây bệnh tiêu chảy
- Trong giai đoạn từ 12 tháng đến 15 tháng tuổi có các mũi tiêm
– Viêm não Nhật Bản B
– Thủy đậu
– Sởi, quai bị, Rubella
– Viêm gan A mũi 1
- Trong giai đoạn từ 16 đến 23 tháng tuổi:
– Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt mũi 4
– Tiêm nhắc lại Hib mũi 4
– Viêm gan B mũi 4
– Viêm gan A mũi 2
- Các mũi tiêm cho bé trên 2 tuổi (24 tháng)
– Phòng Viêm màng não mô cầu A+C
– Viêm não Nhật Bản mũi 3
– Phòng bệnh viêm mũi họng, viêm màng não do vi khuẩn phế cầu
– Tiêm phòng thương hàn, tã
- Với các bé trên 9 tuổi mẹ hãy nhớ cho bé tiêm chủng ngừa HPV – ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục.
Trong giai đoạn này, hãy nhớ lưu lại sổ khám bệnh để dễ dàng theo dõi lịch trình tiêm phòng và chắc chắn rằng bé cưng không bỏ lỡ bất cứ cơ hội phòng bệnh nào. Nó cũng giúp ích cho các bác sĩ rất nhiều trong công cuộc chữa bệnh cho bé sau này, cho nên hãy nhớ cho con đi tiêm phòng đầy đủ các mẹ nhé!
Hãy kiểm tra xem con đã tiêm phòng đầy đủ chưa, các mẹ nhé!
3. Ăn vì mình, ăn vì con!
Các thực phẩm lợi sữa luôn là điều khiến các mẹ quan tâm sau khi sinh xong. Thực vậy, các nhóm dưỡng chất được đưa vào cơ thể người mẹ lúc bấy giờ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất và não bộ của con thơ. Nếu các mẹ vẫn chưa thể xác định đúng mình cần gì thì danh sách những loại thực phẩm sau sẽ giúp mẹ bớt lo lắng hơn!
Trước hết, các mẹ cần biết hai loại nội tiết tố sẽ ảnh hưởng đến quá trình tạo sữa và bóp sữa từ ngực xuống đầu ti cho bé bú, đó là oxytocin và prolactin.
Oxytoxin có tác dụng làm thúc đẩy sữa từ nang sữa xuống núm vú tràn trề hơn, thuận lợi cho việc bú sữa của bé và giảm sự căng đau bầu sữa. Prolactin lại có chức năng kích thích tế bào tạo sữa, dự trữ ở nang sữa trong thời gian hậu sản. Tuy nhiên, oxytoxin lại khá nhạy cảm với môi trường nên nguyên nhân tâm lý của người mẹ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự cấp sữa của hormone này.
Bên cạnh đó, các nhóm thực phẩm hằng ngày cũng cần cung cấp đủ các nhóm: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất để thúc đẩy sự hình thành và hoạt động của hai loại nội tiết tố này:
- Móng giò
Một trong những loại thực phẩm tạo sữa chủ chốt được tin tưởng từ xưa đến nay chính là móng giò. Đây là loại thực phẩm tốt nhất trong việc cung cấp chất béo, protein và giữ nước dưới da người mẹ để tạo sữa. Thành phần gelatin ở bì da móng cũng là một yếu tố cực kì có lợi cho việc tạo sữa và giúp nguồn sữa dồi dào hơn.
Tuy nhiên, việc ăn nhiều móng giò cũng có thể khiến người mẹ ngán ăn, làm giảm khả năng điều tiết sữa của oxytoxin. Vì vậy, cần tiết chế lại số lượng ăn và đa dạng hơn các phương thức chế biến móng giò.
Canh móng giò lợi sữa – món bổ cho các mẹ sau sinh!
- Yến sào
Món ăn sang chảnh này từ lâu đã được xem là loại “thuốc thần” dưỡng nhan kì diệu. Tuy nhiên, nhiệm vụ của nó không chỉ có thế. Yến sào là loại thực phẩm có tính năng tăng sức đề kháng tuyệt vời, lợi sữa và giúp giải tỏa tâm trạng hiệu quả. Ăn yến hằng ngày chính là phương thức nhanh nhất để làm lành vết khâu mà không để lại sẹo, ngăn ngừa các vết rạn da và chân chim, đồng thời cũng kích thích các tế bào nang sữa tạo sữa.
Trong tổ yến có chứa đến 18 loại acid amin khác nhau cùng protein và collagen. Khi mẹ sử dụng yến, các chất này sẽ nhanh chóng chuyển hóa qua sữa mẹ và bổ sung cho con trẻ, giúp phát triển trí não, thể chất hoàn diện và cho con một làn da trắng trẻo đáng yêu.
Bên cạnh đó, một hàm lượng đáng kể lysine cũng góp phần củng cố cấu trúc canxi trong răng và xương người mẹ, giảm đau lưng và các biểu hiện thoái hóa khác. Nó cũng giúp bé con phát triển chiều cao nhanh hơn và khỏe mạnh hơn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tổ yến được khuyên sử dụng tốt nhất cho mẹ khi bé đã ra tháng (<1 tháng tuổi). Trong 6 tháng đầu sau sinh, mẹ có thể dùng tổ yến mỗi tuần ba lần, mỗi lần khoảng 1/3 tổ. Công thức này giúp cung cấp đủ hàm lượng 550gr calo và 28gr protein cần thiết cho mẹ mỗi ngày!
Yến sào trên thị trường có nhiều đơn vị cung cấp nhưng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe các mẹ nên chọn nơi uy tín. Yến sào Thượng Yến là một trong những thương hiệu yến sào thượng hạng với nguyên liệu yến theo tỉ lệ kim cương, bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng cho các mẹ..
Các mẹ có thể tham khảo thêm website: https://thuongyen.com/ để tìm hiểu và dùng sản phẩm yến sào trong suốt thời gian mang thai và phục hồi sức khỏe sau sinh nhé.
Yến sào không những lợi sữa mà còn có thể dưỡng nhan hiệu quả!
- Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất béo
Cụ thể là quả bơ chín, các loại đậu, thịt cá màu đỏ,… và dầu olive. Đừng ngại vì chất béo sẽ làm bạn béo lên – đó chỉ là hiệu quả “ảo” khi lớp mỡ dưới da chứa nhiều nước hơn để dự trữ nguyên liệu cho quá trình tạo sữa. Bên cạnh đó, phụ nữ sau sinh cần một lượng calo lớn nhiều lần bình thường để có đủ năng lượng cho con và hồi phục cơ thể sau khi “vượt cạn”.
Đồng thời, lượng lớn estrogen trong các loại thực phẩm này cũng kích thích phát triển các tế bào tuyến vú, lợi sữa và tăng kích thước, làm săn chắc, không để vòng một chảy xệ!
Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất béo rất tốt cho mẹ bỉm sữa sau sinh!
- Cháo hoa
Gạo và thịt băm hoặc dầu ăn có trong cháo hoa là nguồn cung cấp tinh bột quen thuộc và thiết yếu nhất cho người mẹ. Bạn cũng có thể thêm vào đó một chút đậu xanh để giải nhiệt. Bên cạnh đó, hãy thêm vào cháo một chút ozesol – muối đường này sẽ cung cấp điện giải cho cơ thể, giúp người mẹ lấy lại năng lượng nhanh chóng và tạo thuận lợi cho quá trình nang sữa tiết sữa.
Cháo hoa giải nhiệt, là nguồn cung cấp chất đạm tuyệt vời cho mẹ hậu sản!
4. Các loại thực phẩm mẹ bỉm sữa cần tránh xa!
– Các loại hải sản như nghêu, sò, ốc, tôm, cua – các loại thực phẩm có tính hàn vì người mẹ vừa mất máu và canxi quá nhiều trong quá trình sinh nở.
– Không nên ăn nhiều hành, tỏi vì chúng khiến sữa mẹ bị hôi, làm bé bỏ bú.
– Không ăn các thực phẩm lợi tiêu như rau cải mơ, nhất là dùng chúng để nấu canh. Đi vệ sinh nhiều lần mà không vệ sinh sạch sẽ, đúng cách dễ khiến vết khâu ở phía dưới âm đọa bị nhiễm trùng.
– Các món đồ chua sẽ phá hủy men răng và khiến xương đau nhức vì các mẹ đã mất một lượng lớn canxi sau khi sinh bé.
Các loại hải sản tính hàn không nên xuất hiện trên bàn ăn của mẹ bỉm sữa!
5. Cách bế con đúng và cho con bú “chuẩn”
- Cách bế bé theo từng giai đoạn
– Từ 1 đến 2 tháng tuổi: ở giai đoạn này, phần đầu của bé chiếm đến ¼ chiều dài toàn thân, do đó, bạn cần tránh các động tác bế thẳng khiến thân trên của bé dồn hết trọng lượng lên phần cột sống chưa cứng cáp.
Thay vào đó, hãy bế ngang bé trên hai cánh tay. Để phần lưng và đầu bé tựa vào cánh tay, tay còn lại đỡ phần mông và cẳng chân bé. Như vậy, bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và phần xương sống cũng được bảo vệ tốt.
Nếu bạn muốn bế đứng để vuốt lưng cho bé ợ hơi, hãy để phần đầu và cổ bé ngả tự nhiên vào vai, cho thân hình bé dựa vào ngực mình. Tuy nhiên, đừng nên áp dụng cách bế này quá lâu.
Chỉ bế bé nằm ngang khi bé dưới 3 tháng tuổi!
– Từ 3 đến 5 tháng tuổi: ở tuổi này, bạn đã có thể bế bé theo kiểu ngồi thẳng. Đỡ mông của bé trên cánh tay, áp sát thân người của bé vào ngực và để đầu bé tựa tự nhiên vào vai. Tuy nhiên, các cơ lưng của bé vẫn chưa hoàn thiện nên bạn cũng đừng bế bé theo kiểu này quá lâu nhé!
– Sau 6 tháng tuổi: lúc này, khi phần xương cột sống đã phát triển hoàn thiện, bạn có thể bế bé theo nhiều cách.
Từ 3 tháng tuổi trở lên, bạn có thể thoải mái bế bé hơn!
- Cho bé bú
Hãy ôm bé trong tư thế nằm ngang, đừng cố bỏ đầu ti vào miệng bé. Bạn cứ để đầu bé áp sát vào ngực, đưa bầu vú đến kề miệng bé. Bản năng sẽ cho bé biết đâu là nơi có thể mút sữa và bé sẽ tự điều chỉnh để có thể bú trong tư thế thoải mái nhất.
Về phía mẹ, khi bầu vú căng đầy và sữa tràn ra, hãy để sữa đó tự nhiên chảy ra hết mà đừng cho bé bú. Sữa đầu chứa nhiều oxytoxin dễ khiến bé ngạt thở và bỏ bú do áp lực. Sau khi sữa đầu chảy hết, bạn hãy cho bé dùng tiếp sữa giữa và sữa sau. Lúc này, sữa mới có đầy đủ dưỡng chất và bé cũng thoải mái bú hơn.
Bế bé khi bú cũng cần chú ý!
6. Cách thay bỉm cho bé
Thay bỉm và vệ sinh vùng kín là bài học quan trọng nhất mà các ông bố , bà mẹ nên biết. về phần các loại tã, bạn có thể tìm thấy khá nhiều thông tin trên mạng và trong các siêu thị.
Bắt đầu việc thay bỉm bằng cách cho bé nằm ngửa trên một mặt phẳng mềm – giường hoặc nền đất trải khăn. Bắt bầu thảo bỉm ra khỏi người bé, cuốn lại và vứt đi. Dùng khăn mềm, thấm nước ấm lau sạch vùng kín của bé theo chiều từ trước ra sau, kể cả mông để tránh viêm đường tiết niệu, chú ý không quá mạnh tay.
Tiếp tục dùng một tấm khăn khác lau lại cho đến khi vùng kín của bé sạch hoàn toàn. Đóng bỉm mới cho bé theo hướng dẫn của nhà sản xuất in trên bao bì sản phẩm.
Thay bỉm cho bé cũng là một nghệ thuật!
7. Các lời khuyên – nên và không nên nghe theo
Những lời khuyên trên mạng xã hội, các group cộng đồng có thể là nơi trao đổi kinh nghiệm và cách chăm sóc con rất tuyệt vời. Tuy nhiên, đừng quá tin vào lời các “người mẹ bỉm sữa lâu năm kinh nghiệm” này trong những vấn đề rất quan trọng – ví dụ như tiêm vắc xin hoặc chuẩn đoán bệnh cho trẻ.
Hầu hết những người cho lời khuyên đó, liệu họ có chuyên môn? Liệu tình trạng con họ có giống bé của bạn? Và liệu họ có phải là nhân viên đang PR “khéo léo” cho một nhãn hàng nào đó? Một lần nữa, đừng bao giờ quá tin những lời khuyên bên ngoài, có bệnh hãy cứ đến gặp bác sĩ!
8. Danh sách các bệnh viện nhi tốt uy tín
- Bệnh viện nhi đồng 1 – Số 341 đường Sư Vạn Hạnh, phường 10, quận 10, TPHCM: khám nội nhi tổng quát, khám chuyên khoa (nội/ngoại khoa, tai – Mũi – Họng, Răng – Hàm – Mặt, mắt, vật lý trị liệu và hồi phục chức năng, âm ngữ trị liệu), chủng ngừa và tư vấn chăm sóc, chế độ dinh dưỡng cho trẻ.
Bệnh viện nhi đồng 1
- Bệnh viện nhi đồng 2 – Số 14 đường Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM: chuyên nội khoa, ngoại khoa nhi. Đội ngũ bác sĩ có tâm, tay nghề cao và nhiệt tình.
Bệnh viện nhi đồng 2
- Bệnh viện nhi Trung ương (nhi Thụy Điển) – Số 18/879 La Thành, quận Đống Đa, Hà Nội: một trong ba bệnh viện nhi lớn nhất khu vực và có công nghệ chữa bệnh hiện đại, đội ngũ y bác sĩ tận tâm.
Bệnh viện nhi Trung ương (nhi Thụy Điển)
Sau khi sinh là thời điểm yếu ớt của cả đứa trẻ và người mẹ. Bắt đầu từ những điều thiết yếu và cơ bản như thực phẩm, hãy chú ý chăm sóc sản phụ vì nguồn sữa mẹ lúc này chính là điều kiện ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trí não và cơ thể bé!
Ngoài những món ăn lợi sữa thông thường, hãy chú ý đến những thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng quý hiếm và cần thiết như yến sào. Không chỉ đơn thuần là một loại “thuốc” đại bổ tăng cường sinh lực, tổ yến cũng là phương thức tăng cường sức đề kháng, chống lại các loại virut và giúp vết mổ của người mẹ nhanh lành hơn. Bên cạnh đó, các vi chất dinh dưỡng của tổ yến cũng thông qua sữa mẹ truyền vào cơ thể trẻ, giúp con có thể trạng tốt hơn, ngừa các bệnh vặt và những mối nguy hiểm tiềm tàng, đồng thời giúp làn da của con trắng trẻo, bụ bẫm hơn!
Tuy nhiên, yến sào cũng là loại thực phẩm dễ bị làm giả, phân loại hàng đa dạng và giá trị cũng rất khác nhau. Do đó, sau khi sinh, các mẹ cần tìm đến những trang bán hàng uy tín như Thượng Yến (https://thuongyen.com/) để lựa chọn được những tổ yến chất lượng nhất cho cả mình và con trẻ!
Những chia sẻ phía trên hy vọng đã phần nào giúp các các mẹ bỉm sữa bớt nỗi lo khi chăm sóc đứa con đầu lòng. Những kiến thức và kinh nghiệm vẫn nên được tích lũy hằng ngày nên các mẹ đừng bao giờ ngừng tìm hiểu nhé, chúc mẹ và các con luôn được bình an, hạnh phúc!