Với hầu hết mọi phụ nữ, mang thai và sinh con là niềm hạnh phúc vô bờ bến khi chính mình mang đến cho thế giới này một mầm sống mới. Tuy nhiên, mang thai và sinh con cũng là trải nghiệm khá đau đớn và căng thẳng, không phải cặp vợ chồng nào cũng may mắn có con nối giỏi như ý muốn. Đặc biệt khi tỷ lệ vô sinh hiếm muộn ngày càng gia tăng trong xã hội hiện nay, cùng với áp lực cuộc sống “cơm áo gạo tiền” khiến hạnh phúc khá nhiều gia đình đổ vỡ.
Việc lên kế hoạch sinh con là 1 phần rất quan trọng trong kiến thức hôn nhân gia đình, giúp các cặp vợ chồng trẻ chuẩn bị sẵn sàng tâm thức vượt qua thử thách khó khăn cuộc sống. Tuy nhiên không phải ai cũng được trang bị, hiểu được trăn trở này Thượng Yến gửi các bạn 7 bước lập kế hoạch chi tiết “Sinh Con Nối Giỏi Như Ý” .
1. Lập Kế Hoạch Tài Chính:
Quá trình mang thai sẽ tốn rất nhiều công sức và tiền bạc của các cặp vợ chồng. Do đó cần thiết phải có sự chuẩn bị tài chính thật vững mạnh để có thể chăm sóc tốt nhất cho em bé và cả gia đình. Dưới đây là các loại chi phí dự trù trong quá trình mang thai và kế hoạch tài chính hiệu quả cho các cặp vợ chồng:
A. Các loại chi phí phát sinh trước và trong khi mang thai
Có rất nhiều loại chi phí phát sinh trong quá trình trước, trong và sau khi mang thai. Dưới đây là 5 loại chi phí phổ biến nhất:
Chi phí bổ sung dinh dưỡng:
Dinh dưỡng là một yếu tố rất quan trọng trong suốt thời gian mang thai. Và đặc biệt nhu cầu bổ sung dinh dưỡng trong thời gian này sẽ cao hơn so với bình thường vì vậy mà việc đầu tư tài chính cho việc bồi dưỡng sức khỏe là hoàn toàn cần thiết. Chi phí bổ sung dưỡng chất cho bà bầu thường từ các nguồn thực phẩm tươi sống, an toàn, nhiều chất, các loại thuốc bổ, viên uống tổng hợp hay sữa bầu… Vì vậy, hãy lên kế hoạch tài chính ngay từ bây giờ nếu các bạn muốn có một thai kỳ khỏe mạnh và không bị hao hụt về dinh dưỡng nhé.
Chi phí khám thai và sinh nở:
Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và em bé trong suốt thai kỳ, các bạn cần đi khám sức khỏe tổng quát, riêng người vợ cần tiêm phòng trước khi mang thai một số bệnh như: thủy đậu, quai bị, sởi, rubella…. Bởi nếu mắc những bệnh này trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh rất cao, do đó chi phí tiêm ngừa này là hoàn toàn chính đáng và xứng đáng có trong danh mục những chi phí phát sinh trong quá trình mang thai.
Ngoài ra, khi mang thai, các thai phụ được khuyên nên đi khám thai 1 tháng một lần với các xét nghiệm, siêu âm, sàng lọc dị tật trước sinh… và nếu bạn không có bảo hiểm y tế hoặc khám ở những phòng khám tư nhân thì việc này cũng khá tốn kém, chưa kể có những vấn đề bất thường trong quá trình mang thai cần phải kiểm tra nhiều lần. Tuy nhiên, đây là việc cần phải làm để đảm bảo em bé của bạn đang phát triển bình thường.
Trước thời gian dự kiến sinh nở khoảng 2 tháng, các bạn nên thống nhất sẽ sinh ở viện nào để ước tính kinh phí. Kinh phí cho mỗi ca sinh nở cũng khác nhau vì có mẹ sinh thường, có mẹ sinh mổ. Nếu sinh thường, các bạn nên chuẩn bị từ 3-5 triệu đồng, sinh mổ từ 5-10 triệu đồng (chi phí này bao gồm tiền sinh nở và các khoản phụ phí khác như chuẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, thuốc…). Chi phí nằm viện phụ thuộc vào việc bạn chọn phòng thường hay phòng dịch vụ. Chi phí nằm phòng thường khoảng 100-200 nghìn đồng/giường. Nếu bạn chọn phòng dịch vụ 2-3 người khoảng 300-500 nghìn đồng/giường. Nếu có điều kiện hơn, các mẹ có thể chọn phòng vip với giá 700-1triệu đồng/giường. Khoản chi phí này có thể không là gì với những gia đình khá giả. Nhưng với phần đông các cặp vợ chồng, nếu không dự trữ chính xác khoản chi phí này, nhiều khả năng họ sẽ rơi vào tình cảnh thiều hụt khi sinh con.
Chi phí mua sắm đồ bầu:
Khi người vợ mang thai, cơ thể sẽ phát triển nhanh chóng, những bộ quần áo thường mặc sẽ không còn thích hợp và phải thay đổi toàn bộ kích cỡ cho quần áo. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của các mẹ bầu đi trước: không nên mua quá nhiều quần áo bầu trong thời gian mang thai, chỉ nên mua một số áo, váy bầu cần thiết, tùy theo mùa. Từ tháng thứ 5 trở đi nên mua váy hoặc áo bầu rộng một chút để có thể mặc cho những tháng cuối thai kỳ, không nên mua áo quá nhỏ sẽ lãng phí tài chính.
Chi phí chuẩn bị cho em bé:
Sẽ có rất nhiều thứ cần phải mua nếu em bé là con đầu lòng bao gồm: quần áo, khăn, tã, bình sữa, nôi, giường, đồ chơi… Những thứ này tưởng như chẳng tốn bao nhiêu tiền nhưng thực tế, khi cộng chúng lại, các bạn sẽ không khỏi bất ngờ vì chúng chiếm một khoản không nhỏ trong ngân sách của bạn. Một số bà mẹ chỉ có sữa trong 3 tháng đầu hoặc không có sữa, hoặc sữa không đủ cho bé bú thì phải sử dụng thêm sữa ngoài. Đây là khoản phí tương đối lớn và lâu dài mà các bạn cần tính toán dự trù trước.
Chi phí nghỉ thai sản:
Sau khi sinh người vợ sẽ có khoảng 6 tháng không đi làm nên thu nhập của gia đình sẽ bị giảm sút. Bình thường nếu cả hai vợ chồng cùng đi làm thì thu nhập sẽ đảm bảo hơn, tuy nhiên khi người vợ nghỉ thì vẫn phải chi trả hàng loạt các chi phí như bình thường: tiền điện, nước, điện thoại, tiền ăn uống cho cả nhà, rồi cả các chi phí phát sinh khác như đám xá… Mọi thứ đều phải được chuẩn bị chu đáo.
Chi phí dự phòng bất trắc:
Đây chỉ là khoản dự phòng thêm, nhưng không thể không có. Vd: sổ tiết kiệm ngân hàng, bảo hiểm nhân thọ…. Vì nhiều bé sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng nhiều bé vừa sinh ra đã bệnh. Kéo thêm chi phí phát sinh sẽ rất lớn, nên tốt nhất các bạn cần dự phòng trước. Ví dụ : mua bảo hiểm
B, Lên kế hoạch tài chính:
Khi có danh sách các chi phí phát sinh trước và trong khi mang thai, các bạn nên có kế hoạch chuẩn bị tài chính một cách ổn định và hiệu quả nhất. Với tổng chi phí dự trù này các cặp vợ chồng có thể bắt đầu kế hoạch tiết kiệm, tính toán chi tiêu trong khoản thu nhập như:
- Hạn chế và giảm bớt các khoản chi tiêu có thể tiết giảm như đi ăn uống ngoài nhà hàng, du lịch, vui chơi với bạn bè…
- Có thể khám thai ở các bệnh viện lớn thay vì khám tại các phòng khám tư nhân, quốc tế, quần áo bầu và em bé cũng như các vật dụng không nhất thiết phải mua mới hoàn toàn vì bạn có thể xin lại những vật dụng này…. nếu gia đình bạn không quá dư giả về tài chính.
- Lựa chọn và mua bảo hiểm có lợi ích như Bảo hiểm thai sản.
- Mở tài khoản tiết kiệm hoặc mua lợn đất
- Tìm cách tăng thu nhập thông qua những việc lm thêm ngoài thời gian ở cơ quan hoặc nhận làm cộng tác viên, kinh doanh… để tăng thêm thu nhập.
Vì chi phí trong quá trình mang thai là rất lớn, do đó việc lên kế hoạch tài chính kỹ lưỡng cùng với thói quen chi tiêu hợp lý sẽ giúp các vợ chồng chủ động và có điều kiện để chăm sóc, nuôi dạy con chu đáo.
2. Tính năm sinh con hợp tuổi bố mẹ rước thần tài vào nhà.
Vẫn biết rằng “con cái là của trời cho”, nghĩa là trời cho đến đâu thì hưởng đến đấy. Tuy nhiên, có nhiều người cho rằng, nếu sinh con khắc với tuổi cha mẹ và các thành viên trong gia đình thì cuộc sống sẽ thêm phần chật vất, cả đời sống trong nghèo khó, gia đình lục đục không hạnh phúc. Trong khi đó, không ít cặp vợ chồng nhờ sinh con hợp tuổi mà ăn nên làm ra, cuộc sống thay đổi luôn vui vẻ hòa thuận.
Chính vì vậy mà việc sinh con không chỉ là niềm vui được lên thiên chức làm cha, làm mẹ mà còn là nỗi trăn trở của nhiều người. Với mong muốn cuộc sống gia đình tốt hơn, hầu hết các cặp vợ chồng hiện nay trước khi có kế hoạch sinh con đều tham khảo những cách tính năm sinh con hợp tuổi bố mẹ, anh em trong nhà.
Cách tính năm sinh con hợp tuổi bố mẹ cần đủ các yếu tố Ngũ hành, Thiên Can, Địa Chi, Cung mệnh của cha mẹ hợp với người con. Theo nguyên lý, ngũ hành của cha mẹ nên tương sinh với ngũ hành của con, Thiên Can, Địa chi, Cung mệnh của cha mẹ hợp với Thiên can, địa chi của con là tốt nhất.
Khi chọn tuổi sinh con hợp tuổi bố mẹ theo phong thủy sẽ giúp đứa trẻ ra đời có một khởi đầu tốt nhất, cuộc sống của gia đình mai sau sẽ thuận lợi hơn, ngày một hạnh phúc, ấm no hơn.
Dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn những cách tính năm sinh con hợp tuổi cha mẹ theo phong thủy và kinh nghiệm chọn thời điểm sinh con để đứa trẻ được ra đời trong môi trường và hoàn cảnh tốt nhất.
(1). Xem sự Hợp – Xung giữa tuổi cha mẹ và con cái theo Địa Chi: Để xem tuổi của bố mẹ có xung khắc với tuổi của con hay không, chúng ta sẽ căn cứ trên mối quan hệ giữa các cặp địa chi, bao gồm những bộ hợp xung như sau:
– 3 bộ tứ hành xung: Dần – Thân, Tị – Hợi; Thìn – Tuất, Sửu – Mùi; Tý – Ngọ, Mão – Dậu.
– 4 cặp địa chia tạo thành tam hợp: Thân – Tý –Thìn; Dần – Ngọ – Tuất ; Hợi – Mão – Mùi; Tị – Dậu – Sửu.
– 6 cặp địa chi tạo thành nhị hợp: Sửu – Tý; Dần – Hợi; Tuất – Mão; Dậu – Thìn; Tị – Thân; Ngọ – Mùi.
– 6 cặp địa chi tại thành lục hại: Dậu – Tuất; Thân – Hợi; Mùi – Tý; Ngọ – Sửu; Tị – Hợi; Mão – Thìn.
Theo xem tử vi, ngoài việc xem xét sự xung hợp của Địa chi thì còn tính đến sự xung hợp của Thiên Can, Ngũ hành. Vì vậy nếu tuổi của cha mẹ không hợp với tuổi của con theo Địa chi thì cũng đừng lo lắng vì còn xét đến Thiên can và Ngũ hành.
(2). Xem sự Hợp – Xung giữa tuổi cha mẹ và con cái theo Thiên Can: Thiên can hay Địa can được hình thành trên cơ sở 5 hành phối hợp với âm dương tạo ra, bao gồm 10 yếu tố: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Can cũng phối hợp được với Ngũ hành và Âm Dương, cụ thể:
Can |
Năm |
Hành |
Âm – Dương |
Giáp |
Cuối cùng là 4 (94,04,14…) |
Mộc |
Dương |
Ất |
Cuối cùng là 5 (95,05,15…) |
Mộc |
Âm |
Bính |
Cuối cùng là 6 (96,06,16…) |
Hoả |
Dương |
Định |
Cuối cùng là 7 (97,07,17…) |
Hoả |
Âm |
Mậu |
Cuối cùng là 8 (98,08,18…) |
Thổ |
Dương |
Kỷ |
Cuối cùng là 9 (99,09,19…) |
Thổ |
Âm |
Canh |
Cuối cùng là 0 (00,10,20…) |
Kim |
Dương |
Tân |
Cuối cùng là 1 (01,11,21…) |
Kim |
Âm |
Nhâm |
Cuối cùng là 2 (02,12,22…) |
Thuỷ |
Dương |
Quý |
Cuối cùng là 3 (03,13,23…) |
Thuỷ |
Âm |
Trong Thiên Can có 4 cặp tương xung (xấu) và 5 cặp tương hóa (tốt) được dùng làm cơ sở để lựa chọn năm sinh phù hợp:
– 4 cặp tương xung (xấu): Giáp xung Canh, Ất xung Tân, Bính xung Nhâm, Đinh xung Quý.
– 5 cặp tương hóa (tốt): Giáp – Kỷ hoá Thổ, Át – Canh hoá Kim, Bính – Tân hoá Thuỷ, Đinh – Nhâm hoá Mộc, Mậu – Quý hoá Hoả.
(3). Xem sự Hợp – Xung giữa tuổi cha mẹ và con cái theo Ngũ hành: Trong việc xem tuổi, ngũ hành bản mệnh là yếu tố đầu tiên được xem xét khi chọn năm sinh con. Ngũ hành trong phong thủy bao gồm 5 yếu tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Quy luật tương sinh tương khắc của ngũ hành như sau:
+ Tương sinh: Kim sinh Thủy – Thủy sinh Mộc – Mộc sinh Hỏa – Hỏa sinh Thổ – Thổ sinh Kim
+ Tương khắc: Kim khắc Mộc – Mộc khắc Thổ – Thổ khắc Thủy – Thủy khắc Hỏa – Hỏa khắc Kim
Tính năm sinh con theo ngũ hành là chỉ cần lựa chọn năm sinh của con không khắc với bố mẹ và ngược lại. Trong tử vi, con khắc bố mẹ gọi là Tiểu Hung, bố mẹ khắc con là Đại Hung, nên nếu trường hợp buộc phải lựa chọn mà không tránh được hung thì nên chọn Tiểu Hung sẽ đỡ xấu hơn nhiều.
3. Nằm Lòng 3 Cách Tính Năm Sinh Để SinhTrai Gái Theo Ý Muốn.
Cách 1: Tính năm sinh vợ chồng sinh con trai hay gái theo tuổi bố mẹ
Trước tiên, xác định tuổi âm lịch của vợ chồng. Sau đó đem cộng lại. Tổng lớn hơn 40 thì đem trừ cho 40, tiếp tục trừ cho đến khi số thu <40 thì ngừng. Nếu tổng nhỏ hơn 40 thì các mẹ không phải trừ nữa đâu ạ!
Bước kế tiếp, lấy số có được sau khi trừ cho 40 đem trừ 9, rồi trừ 8, trừ 9… lặp lại như thế đến khi có được số bằng hoặc nhỏ hơn 8, 9 thì ngưng. Và đây là cách đọc kết quả:
+ Nếu số dừng lại là chẵn: Bạn cấn thai trong năm và sinh cùng năm đó thì sẽ có bé trai. Ngược lại, muốn sinh bé gái thì cấn bầu năm trước, sinh trong năm.
+ Nếu số dừng lại là số lẻ: Bạn cấn bầu trong năm và sinh trong năm thì sẽ mang thai bé gái. Ngược lại nếu cấn bầu năm ngoái và sinh trong năm thì sẽ mang thai bé trai.
Em lấy ví dụ cho các mẹ dễ hiểu nha:
Nếu tuổi âm của chồng 35, của vợ là 29 thì cộng lại có tổng là 64.
Lấy 64 – 40 = 24.
Sau đó, tiếp tục lấy 24 – 9 = 15; Lấy 15 – 8 = 7
Số này nhỏ hơn 8, 9 nên dừng lại và đọc kết quả như trên đã hướng dẫn.
Sau khi đã xác định được năm sinh nào sẽ cho con trai và con gái, vợ chồng tiếp tục tính chuyện sinh con trai gái theo tuổi của mẹ và tháng sinh của con.
Cách 2: Tính sinh con trai gái theo tuổi của mẹ và tháng sinh con
Cách tính này bắt nguồn từ bài đồng dao dân gian có nội dung thế này:
49 từ xưa đã định rồi
Cộng vào tháng đẻ để mà chơi
Trừ đi tuổi mẹ bao nhiêu đấy
Thêm vào 19 để chia đôi
Tính tuổi trăng tròn cho thật chuẩn
Chẵn trai, lẻ gái đúng mười mười.
Theo bài đồng dao này, nếu gọi tháng sinh con âm lịch là X và tuổi âm lịch của mẹ là Y thì ta sẽ có công thức:
(49 + X – Y + 19): 2. Giản lược công thức ta có: (68 + X – Y): 2
Khi tính, bạn chỉ việc thay tháng sinh âm lịch của con vào X, tuổi mẹ vào Y.
Nếu kết quả là chẵn thì trong năm mẹ sinh con trai. Ngược lại, là lẻ thì mẹ sinh con gái.
Em lấy ví dụ cụ thể cho các mẹ hiểu:
Ví dụ: Tuổi âm mẹ 27, tháng dự sinh của con là tháng 8 âm lịch.
Cho vào công thức trên, mẹ được: (68 + 8 – 27): 2 = 23.5. Số 23.5 là số lẻ, nên mẹ sẽ sinh bé gái.
Cách 3: Tính tuổi sinh con theo ý muốn theo lịch vạn sự người Trung Quốc
Tương truyền, có một bảng tổng kết của các quan Thái Giám trong cung đình xưa theo Lịch Vạn Sự về “tháng thụ thai sinh trai hay gái” như sau:
Theo bảng này, bạn xem cột tuổi của người mẹ phía trên từ 18 đến hết 40. Cột dọc bên trái ứng với tháng thụ thai. Nếu rơi vào ô có dấu “+” là sinh con trai, dấu “0” là sinh con gái.
>>> Ứng dụng cách tính cụ thể để sinh con theo lịch vạn sự như sau:
Chồng 31, vợ 27 tuổi, giả thiết rằng vợ chồng này muốn sinh con trai.
Sau khi xác định phải sinh trong tháng lẻ và phải cấn bầu trong năm nay (mẹ 27 tuổi), và sinh năm sau (28 tuổi), bạn tra bảng trên để tìm một tháng lẻ trong năm 28 tuổi (Như 1 – 3 – 7) và tính lùi 9 tháng để rơi vào một tháng cấn bầu thích hợp có dấu (+).
Cụ thể như sau: Nhìn vào cột ngang ô người mẹ 28 tuổi (giả thiết năm hiện tại là 27, sinh vào sang năm là 28), tháng lẻ có khả năng sinh con trai theo phương pháp II là 1, 3, 5, 7.
Trường hợp chọn sinh con vào tháng Giêng năm 28 tuổi thì sẽ cấn bầu vào tháng 5 năm 27 tuổi. Theo bảng này, cấn bầu vào tháng 5 năm 27 tuổi có khả năng sinh con trai (dấu +).
Trường hợp chọn tháng Ba sinh con thì cấn bầu vào tháng 8 năm 27 tuổi, bảng cho biết có khả năng sinh con trai (dấu +).
Trường hợp bạn chọn sinh tháng Năm thì cấn bầu vào tháng 10 năm 27 tuổi, bảng cho biết có khả năng sinh con gái (Dấu 0), không thỏa mãn nhu cầu của giả thiết trên.
Như vậy, theo cách tính này, để sinh con trai, người mẹ cần cấn bầu vào tháng 5 hoặc tháng 8 năm 27 tuổi và sinh vào năm 28 tuổi.
4. ” Cái Tên Nói Lên Cuộc Đời ” – Lên Ý Tưởng Về 1 Cái Tên Cho Con Vừa Đẹp Vừa Hợp Mệnh
Khi nhắc đến ai đó thì cái tên được nhắc đến đầu tiên. Cái tên theo con người suốt cuộc đời chính vì thế mà đặt tên cho con luôn là điều quan trọng nhất cha mẹ phải làm trước khi con được sinh ra. Đặt tên cho con trai 2018 hay tên hay cho bé gái 2018 sinh năm Mậu Tuất sao cho đẹp độc lạ giàu ý nghĩa, đồng thời cũng mang lại nhiều may mắn cho bước đường của con sau này mà các bậc phụ huynh nên tham khảo thật kĩ trước khi con ra đời.
Theo luật tương sinh phong thủy ngũ hành, 2018 là năm rất may mắn và có nhiều khởi sắc nên ai sinh con vào đúng thời điểm thì sẽ gặp nhiều thuận lợi, kèm theo đó phải chọn lựa đúng cho thiên thần của mình một cái tên khai sinh không chỉ hợp với trào lưu mà còn phải đảm bảo không mắc phải các quy luật cấm kỵ trong đặt tên cho con. Bởi đây là một việc làm rất quan trọng do cái tên sẽ theo con đến cuối cuộc đời nên nhiều cha mẹ đang lăn tăn không biết tên nào mới đúng, mới hợp, mới thuận tình gia đình hai bên nội ngoại.
Đặt tên cho con trai năm 2018 hợp tuổi bố mẹ
- Nếu bạn ước mong con trai mình có thể phách cường tráng, khỏe mạnh thì nên dùng các từ như: Cao, Vỹ, Cường, Lực,…để đặt tên.
- Con trai bạn sẽ có những phẩm đức quý báu đặc thù của nam giới nếu có tên là Tín, Đức, Nhân, Nghĩa, Trí, Thành, Hiếu, Trung, Khiêm, Văn, Phú,…
- Nếu bạn có ước mơ, hay khát vọng dở dang và mong ước con trai mình sẽ có đủ chí hướng, hoài bão nam nhi để kế tục thì những tên như: Đăng, Quảng, Đại, Kiệt, Quốc,…sẽ giúp bạn gửi gắm ước nguyện đó.
- Để sự may mắn, phú quý, an khang luôn đến với con trai của mình, những chữ như: Thọ, Khang, Phúc, Lộc, Quý, Tường, Bình,…sẽ giúp bạn mang lại những niềm mong ước đó.
- Ngoài ra, việc dùng các danh từ địa lý như: Trường Giang, Thành Nam, Thái Bình… để đặt tên cho con trai cũng là cách hữu hiệu, độc đáo.
– Chọn tên đẹp theo hành Mộc cho bé Tuất sinh năm 2018:
Bé sinh năm Tuất 2018 mệnh Bình Địa Mộc. Do đó, khi đặt tên cho con, mẹ lưu ý chọn những cái tên có với bộ Thảo, mang ý nghĩa gắn liền với cỏ cây, hoa lá, thiên nhiên, mùa màng….Một số cái tên gợi ý cho mẹ như sau: Bách, Cúc, Đông, Dương, Hồng, Huệ, Hương, Khôi, Lâm, Lan, Mai, Nam, Phúc, Phương, Quảng, Quỳnh, Thanh, Thảo, Trà, Trúc, Tùng, Đào, Xuân,…
– Chọn tên đẹp cho bé Tuất sinh năm 2018 theo tam hợp:
Dần, Ngọ, Tuất là tam hợp với các bé sinh năm Mậu Tuất. Do vậy, những tên có chứa các chữ thuộc bộ ba đó sẽ rất hợp với bé. Gợi ý một số cái tên cho mẹ chọn như: Hiến, Trúc, Tuấn, Lạc, Kỳ, Khiên, Đằng, Tương, Đốc, Hoa… Nếu mẹ đặt những cái tên này sẽ đem lại nhiều may mắn, thuận lợi cho bé trên đường đời về sau bởi có được sự trợ giúp của tam hợp.
– Chọn tên đẹp cho bé Tuất sinh năm 2018 theo bản tính của con giáp:
Trong các vật nuôi trong nhà, chó là con vật trung thành với con người hơn cả. Do đó những cái tên thuộc các bộ Nhân, Sĩ, Thiếu, Tiểu, Thần sẽ là “bùa hộ mệnh” để đem đến bình an, sự may mắn và hưng thịnh cho các bé. Một số cái tên trong các bộ vừa nêu gợi ý cho mẹ: Bá, Công, Du,Dư, Kiện, Kim, Lệnh, Nghi, Nhiệm, Nội, Thân, Toàn, Trọng, Truyền, Tuấn, Vĩ,…
– Chọn tên đẹp cho bé Tuất sinh năm 2018 theo tập tính sinh hoạt:
Chó là loài động vật ăn thịt. Do đó, nên những tên thuộc các bộ Tâm, Nhục sẽ hỗ trợ rất tốt để đem lại cuộc sống no đủ, ấm êm cho các bé về sau. Một số cái tên trong những bộ này có thể kể đến: Ân, Chí, Cung, Dục, Hằng, Hồ, Huệ, Hữu, Năng, Niệm, Tất, Thắng, Thanh,Trung, Tư, Từ, Tuệ…
– Chọn tên đẹp cho bé Tuất sinh năm 2018 theo sự biến đổi ngoại hình:
Chó vẫn có thể oai phong như hổ, thay đổi địa vị của mình nếu được tô điểm. Chính vì vậy, những cái tên mang các bộ Mịch, Sam, Cân, Y,…sẽ như chắp thêm sinh khí cho bé Tuất. Một số cái tên gợi ý trong các bộ này: Biểu, Bùi, Chương, Đồng, Duy, Duyên, Hình, Ngạn, Sam, Sư, Thái, ThịTố, Trang, Tư, Ước,…
– Top Các tên con trai đẹp và hay ý nghĩa
Tất cả tên được gợi ý tại đây là tên phù hợp với be sinh trong năm âm lịch mậu tuất, Gợi ý 200 tên ý nghĩa nhất trong danh sách tên đẹp cho bé trai sinh năm 2018:
- Anh Dũng: Bé sẽ luôn là người mạnh mẽ, có chí khí để đi tới thành công
- Anh Minh: Thông minh, lỗi lạc, tài năng xuất chúng
- Bảo Long: Bé như một con rồng quý của cha mẹ, là niềm tự hào trong tương lai với thành công vang dội
- Ðức Toàn: Chữ Đức vẹn toàn, nói lên một con người có đạo đức, giúp người giúp đời
- Ðức Bình: Bé sẽ có sự đức độ để bình yên thiên hạ
- Tấn phong: Một sự mạnh mẽ như ngàn cơn gió. Tấn có thể hiểu là Nhanh, hay “tiến về phía trước”. Cũng có nhiều người cho rằng, Tấn Phong là luôn được đề bạt, ân sủng, phong chức vị. Cùng chữ “Tấn” là tên đệm còn có các tên “Tấn Cường”, “Tấn Minh” cũng rất hay.
- Trường An: Đó là sự mong muốn của bố mẹ để bé luôn có một cuộc sống an lành, may mắn và hạnh phúc nhờ tài năng và đức độ của mình.
- Thiên Ân: Bé là ân đức của trời dành cho gia đình, cái tên của bé chứa đựng chữ Tâm hàm chứa tấm lòng nhân ái tốt đẹp và sự sâu sắc.
- Quốc Bảo: Đối với bố mẹ, bé không chỉ là báu vật mà còn hi vọng rằng bé sẽ thành đạt, vang danh khắp chốn.
- Hùng Cường: Bé luôn có sự mạnh mẽ và vững vàng trong cuộc sống
- Hữu Đạt: Bé sẽ đạt được mọi mong muốn trong cuộc sống
- Minh Đức: Chữ Đức không chỉ là đạo đức mà còn chứa chữ Tâm, tâm đức sáng sẽ giúp bé luôn là con người tốt đẹp, giỏi giang, được yêu mến.
- Đức Duy: Tâm Đức sẽ luôn sáng mãi trong suốt cuộc đời con.
- Thiện Nhân: Thể hiện tấm lòng bao la, bác ái, thương người
- Huy Hoàng: Sáng suốt, thông minh và luôn tạo ảnh hưởng được tới người khác.
- Mạnh Hùng: Mạnh mẽ, quyết liệt là những điều bố mẹ mong muốn ở bé
- Phúc Hưng: Phúc đức của gia đình và dòng họ sẽ luôn được con gìn giữ, phát triển hưng thịnh
- Quang Khải: Thông minh, sáng suốt và luôn đạt mọi thành công trong cuộc sống
- Minh Khang: Một cái tên với ý nghĩa mạnh khỏe, sáng sủa, may mắn dành cho bé
- Ðăng Khoa: Cái tên với niềm tin về tài năng, học vấn và khoa bảng của con trong tương lai.
- Minh Khôi: Sảng sủa, khôi ngô, đẹp đẽ
- Trung Kiên: Bé sẽ luôn vững vàng, có quyết tâm và có chính kiến
- Tuấn Kiệt: Bé vừa đẹp đẽ, vừa tài giỏi
- Phúc Lâm: Bé là phúc lớn trong dòng họ, gia tộc
- Khôi Nguyên: Đẹp đẽ, sáng sủa, vững vàng, điềm đạm
- Phúc Thịnh: Phúc đức của dòng họ, gia tộc ngày càng tốt đẹp
- Minh Triết: Có trí tuệ xuất sắc, sáng suốt
- GIA BẢO: Của để dành của bố mẹ đấy
- THIÊN ÂN: Con là ân huệ từ trời cao
- TRUNG DŨNG: dat ten con trai để mong Con là chàng trai dũng cảm và trung thành
- THÀNH CÔNG: Mong con luôn đạt được mục đích
- HẢI ĐĂNG: Con là ngọn đèn sáng giữa biển đêm
- THÀNH ĐẠT: Mong con làm nên sự nghiệp
- THÁI DƯƠNG: Vầng mặt trời của bố mẹ
- PHÚC ĐIỀN: Mong con luôn làm điều thiện
- THÔNG ĐẠT: Hãy là người sáng suốt, hiểu biết mọi việc đời
- TÀI ĐỨC: Hãy là 1 chàng trai tài dức vẹn toàn
- CHẤN HƯNG: Con ở đâu, nơi đó sẽ thịnh vượng hơn
- MẠNH HÙNG: Người đàn ông vạm vỡ
- KHANG KIỆN: Ba mẹ mong con sống bình yên và khoẻ mạnh
- BẢO KHÁNH: Con là chiếc chuông quý giá
- TUẤN KIỆT: Mong con trở thành người xuất chúng trong thiên hạ
- ĐĂNG KHOA: Con hãy thi đỗ trong mọi kỳ thi nhé
- THANH LIÊM: dat ten con trai mong con hãy sống trong sạch
- THIỆN NGÔN: Đặt tên con trai để mong xon hãy nói những lời chân thật nhé con
- HIỀN MINH: Mong con là người tài đức và sáng suốt
- MINH NHẬT: Con hãy là một mặt trời
- THỤ NHÂN: Trồng người
- TRỌNG NGHĨA: Hãy quý trọng chữ nghĩa trong đời
- NHÂN NGHĨA: Hãy biết yêu thương người khác nhé con
- KHÔI NGUYÊN: Mong con luôn đỗ đầu.
- TRUNG NGHĨA: Hai đức tính mà ba mẹ luôn mong con hãy giữ lấy
- PHƯƠNG PHI: Con hãy trở thành người khoẻ mạnh, hào hiệp
- HẠO NHIÊN: Hãy sống ngay thẳng, chính trực
- HỮU PHƯỚC: Mong đường đời con phẳng lặng, nhiều may mắn
- THANH PHONG: Hãy là ngọn gió mát con nhé
- ĐÔNG QUÂN: Con là vị thần của mặt trời, của mùa xuân
- MINH QUÂN: Con sẽ luôn anh minh và công bằng
- TÙNG QUÂN: Con sẽ luôn là chỗ dựa của mọi người
- SƠN QUÂN: Vị minh quân của núi rừng
- TRƯỜNG SƠN: Con là dải núi hùng vĩ, trường thành của đất
- ÁI QUỐC: Hãy yêu đất nước mình
- THIỆN TÂM: Dù cuộc đời có thế nào đi nữa, mong con hãy giữ một tấm lòng trong sáng
- THÁI SƠN: Con mạnh mẽ, vĩ đại như ngọn núi cao nước
- ANH THÁI: Cuộc đời con sẽ bình yên, an nhàn
- AN TƯỜNG: Con sẽ sống an nhàn, vui sướng
- THẠCH TÙNG: Hãy sống vững chãi như cây thông đá
- THANH THẾ: Con sẽ có uy tín, thế lực và tiếng tăm
- TOÀN THẮNG: Con sẽ đạt được mục đích trong cuộc sống
- CHIẾN THẮNG: Con sẽ luôn tranh đấu và giành chiến thắng
- ĐÌNH TRUNG: Con là điểm tựa của bố mẹ
- MINH TRIẾT: dat ten con trai để mong con hãy biết nhìn xa trông rộng, sáng suốt, hiểu biết thời thế
- NHÂN VĂN: Hãy học để trở thành người có học thức, chữ nghĩa
- KIẾN VĂN: Con là người có học thức và kinh nghiệm
- QUANG VINH: Cuộc đời của con sẽ rực rỡ,
- KHÔI VĨ: Con là chàng trai đẹp và mạnh mẽ
- UY VŨ: Con có sức mạnh và uy tín.
Đặt tên con gái năm 2018 theo phong thủy
Đặt tên con gái tuổi mậu tuất – Những tên đẹp, tên hay dành để đặt tên bé gái 2018 hợp phong thủy, mang lại may mắn, bình an cho bé, và thúc đẩy tài lộc của cả gia đình. Đặt tên cho con là một việc làm đang được rất nhiều các bậc cha mẹ ngày nay rất coi trọng, nó như một điểm khởi đầu cho một tương lai của con cái về sau. Nếu bạn dự định có một bé gái vào năm mậu tuất tới thì hãy tham khảo ngay những cái tên hay và ý nghĩa nên đặt cho con gái mậu tuất để hợp với bố mẹ nhé.
- Những tên có gắn với từ nói nói về vật quý dùng làm trang sức đẹp như:
Ánh Hà, Thái Hà, Đại Ngọc, Ngọc Hoàn, Linh Ngọc, Ngọc Liên, Trân Châu…cũng đã được các bậc cha mẹ khai thác nhiều với dụng ý con mình quý giá như chính các vật phẩm ấy.
- Nếu chọn tên cho con gái mình một cái tên dễ gợi liên tưởng đến màu sắc đẹp, trang nhã, quý phái như:
Yến Hồng, Bích Hà, Thục Thanh, Hoàng Lam, Thùy Dương… thì hẳn cô công chúa của bạn sẽ có được sắc đẹp của những sắc màu đó.
- Dùng những chữ thể hiện phẩm hạnh đạo đức, dung mạo đẹp đẽ để đặt tên cho các bé gái như:
Thục Phương, Thục Lan, Thục Trinh, Thục Đoan, Thục Quyên, Đoan Trang… cũng rất được ưa chuộng.
- Ai cũng yêu thích những mùi hương ngọt ngào, quý phái, hãy dùng những từ gợi mùi hương quyến rũ như
Quỳnh Hương, Thục Hương, Hương Ngọc, Thiên Hương…là một gợi ý hay để đặt tên cho con gái của bạn.